Chú thích Bùi Thị Xuân

  1. TS. Đinh Văn Liên ghi Bùi Thị Xuân sinh năm 1752 (Bình Định-Đất võ trời văn. Nhà xuất bản Trẻ, 2008), tức khi bị hành hình bà mới 50 tuổi. Song theo Gia phả họ Nguyễn ở làng An Hải, thì Trần Quang Diệu sinh năm 1760. Vậy có thể bà cũng chỉ sinh ở khoảng thời gian này. Gia phả còn ghi rằng tên tục của bà là Út, tên thường gọi là bà Siêu, vì chồng bà từng được phong tước Siêu võ hầu (theo Bùi Xuân, bài viết in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu do Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND tỉnh An Giang và UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức và ấn hành năm 2009, tr. 168).
  2. Theo "Cân quắc anh hùng truyện" của danh sĩ Nguyễn Bá Huân thì Nguyễn Huệ còn ban hiệu cho bà là: Anh hùng cân quấc (Cân quắc: khăn trùm đầu của phụ nữ, chỉ người phụ nữ). Truyện này có in trong Bắc Bình Vương do Phạm Minh Thảo soạn (Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, 2008).
  3. Theo Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 3, tr. 268). Trong sách Nhà Tây Sơn, thi sĩ Quách Tấn (quê ở Tây Sơn) còn cho biết ở trận Rạch Gầm-Xoài Mút đánh tan 20 vạn quân Xiêm La, Trần Quang Diệu-Bùi Thị Xuân cũng đã lập đại công. Vợ chồng ông điều khiển bộ binh, tướng Võ Văn Dũng cùng Nguyễn Huệ chỉ huy thủy quân (tr. 97). Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng và cũng chưa tìm thấy ở tài liệu khác.
  4. Theo Các vị nữ danh nhân Việt Nam, tr. 68.
  5. Xem nguồn tham khảo và thông tin chi tiết tại trang Trận Trấn Ninh (1802).
  6. Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (quyển 4, tr. 239).
  7. Chép theo đoạn trích in trong Việt Sử tân biên (quyển 4), tr. 245-246. Theo Thiên Nam nhân vật chí, bà bị xử lăng trì, thi hài bị thiêu rụi... Tác giả Đặng Duy Phúc trong sách Việt Nam anh kiệt (Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2004) cho biết thêm chi tiết: Khi voi đưa chân toan chà đạp, bà đã thét lên một tiếng như sấm dậy khiến voi thất kinh phải thối lui, không chịu theo sự điều khiển của quản tượng. Cuối cùng, vua Nguyễn lệnh cho dùng hình phạt: cột bà vào trụ sắt, lấy vải nhúng sáp nóng quấn khắp người bà rồi đốt cháy một cách man rợ...
  8. Kể theo Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam, tr. 77.
  9. Kể theo GS. Nguyễn Khắc Thuần, Danh tướng Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, 2005, tr. 292-293.
  10. Chép theo Nhà Tây Sơn, tr. 193-194.
  11. Kể theo Nhà Tây Sơn, tr. 201-202.
  12. Việt sử tân biên (quyển 4), tr. 245.
  13. Danh tướng Việt Nam(tập 3), tr. 291.
  14. Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập 2, tr 242 và 247.